刘芳华

Sáu nước Lan Thương-Mê Công tổ chức hội thảo quản lý di sản văn hóa

21-02-2019 15:12:45(GMT+08:00) CRi
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_B9209

Ngày 20/2, Hội thảo quản lý di sản văn hóa các nước Lan Thương-Mê Công đã diễn ra tại Ba-gan, Mi-an-ma. Chuyên gia, học giả đến từ các cơ quan bảo tồn và quản lý cổ vật sáu nước Trung Quốc, Mi-an-ma, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia hội tụ về đây, chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn và quản lý di sản văn hóa. 

图片默认标题_fororder_B9210

Sông Lan Thương-Mê Công với tổng chiều dài 4900 ki-lô-mét chạy từ bắc xuống nam qua sáu nước, núi sông liền một dải, văn hóa tương thông, với sự kết nối tự nhiên này, cơ chế hợp tác sông Lan Thương-Mê Công năm 2016 chính thức khởi động, sau 3 năm, hợp tác Lan Thương-Mê Công trở thành một trong những cơ chế hợp tác giàu sức sống nhất trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Bộ trưởng Bộ Công việc tôn giáo và văn hoá Mi-an-ma A-ung Cô nói:

“6 nước sông Lan Thương-Mê Công đều sở hữu di sản văn hóa phong phú, hôm nay chúng ta ngồi lại với nhau, chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn và quản lý di sản văn hóa, rất có lợi cho việc tăng cường giao lưu văn hóa giữa sáu nước chúng ta, hội thảo lần này sẽ trở thành nền tảng tiếp tục tăng cường giao lưu văn hóa giữa các nước sông Lan Thương-Mê Công.”

图片默认标题_fororder_B9211

Tại hội thảo lần này, gần 30 chuyên gia, học giả lĩnh vực quản lý di sản văn hóa, phục hồi cổ vật đến từ 6 nước đều đọc tham luận, chia sẻ kinh nghiệm của mình về mặt bảo tồn, phục hồi di sản văn hóa. Trưởng phòng Di sản thế giới Vụ Quản lý di sản Cục Cổ vật nhà nước Trung Quốc Hoàng Tiểu Phàm mong chia sẻ kinh nghiệm của Trung Quốc về mặt xin công nhận, quản lý di sản văn hóa thế giới với bạn bè các nước sông Lan Thương-Mê Công.

“Trung Quốc hết sức coi trọng công tác bào tồn di sản văn hóa, hiện Trung Quốc có 53 di sản văn hóa thế giới, đứng thứ hai thế giới. Trung Quốc có rất nhiều kinh nghiệm về mặt quản lý di sản văn hóa, chẳng hạn như thực thi công trình bảo tồn tu bổ, giám sát quản lý di sản thế giới, trưng bầy giới thiệu di sản thế giới, công chúng tham gia v.v, đều có thể giao lưu chia sẻ với các nước trên thế giới nhất là các nước láng giềng. Đặc biệt là về mặt quản lý dự án cỡ lớn, xuyên khu vực, xuyên quốc gia như Trường Thành, kênh đào lớn, con đường tơ lụa v.v, có rất nhiều kinh nghiệm và quan niệm của Trung Quốc có thể nhân rộng ra thế giới.”

图片默认标题_fororder_B9212

Những năm gần đây, trong cơ chế hợp tác sông Lan Thương-Mê Công, Trung Quốc và Mi-an-ma có rất nhiều hợp tác về mặt phục hồi cổ vật, chẳng hạn như chính phủ Trung Quốc đang viện trợ Mi-an-ma tu bổ Tháp Phật Thatbyinnyu Phaya, tháp Phật cao nhất ở Ba-gan bị hư hỏng bởi động đất.

图片默认标题_fororder_B9213

图片默认标题_fororder_B9214

Theo Đại sứ Trung Quốc tại Mi-an-ma Hồng Lượng, dưới sự thúc đẩy hiệu quả cao của cơ chế hợp tác sông Lan Thương-Mê Công, giao lưu và hợp tác giữa hai nước Trung Quốc-Mi-an-ma trong lĩnh vực bảo tồn, phục hồi di sản văn hóa ngày càng mật thiết, hơn nữa những hợp tác này cũng là bộ phận cấu thành quan trọng trong dự án cùng xây dựng “Một vành đai, một con đường” và hành lang kinh tế Trung Quốc-Mi-an-ma. Đại sứ Hồng Lượng nói:

“Hợp tác bảo tồn di sản văn hóa cũng là bộ phận cấu thành quan trọng trong cùng xây dựng ‘Một vành đai, một con đường’ và Hành lang kinh tế Trung Quốc-Mi-an-ma. Hiện nay, Trung Quốc đang giúp Mi-an-ma tiến hành tu bổ tháp Phật Ba-gan, tích cực tham gia việc xin công nhận, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của thành cổ Mrauk-U bang Ra-khin. Tin rằng trong tương lai không xa, thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng của Mi-an-ma như Ba-gan, Mrauk-U v.v sẽ hiện ra trước mắt mọi người với bộ mặt hoàn toàn mới, trở thành biểu tượng mới của tình hữu nghị “bà con” và lòng dân tương thông Trung Quốc-Mi-an-ma”.

Biên tập viên:刘芳华
Lựa chọn phương thức đăng nhập